Tin tức

6 cách xây dựng trải nghiệm khách hàng tích cực

6 cách xây dựng trải nghiệm khách hàng tích cực

Khi nói đến trải nghiệm thương hiệu, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc tạo ra một doanh nghiệp thành công là xây dựng trải nghiệm khách hàng thật tốt.

Có thể nói rằng, khách hàng trung thành là “xương sống” của mọi doanh nghiệp. Để tạo ra một doanh nghiệp bền vững, bạn phải có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Chìa khóa để xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng là thông qua việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa khách hàng và doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu, có 86% người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để đổi lấy dịch vụ khách hàng tốt hơn, đó là lý do tại sao việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ sẽ làm khách hàng của bạn cảm thấy mình có giá trị.

Sau đây là 6 chiến lược để tạo ra trải nghiệm thương hiệu tích cực cho khách hàng của bạn.

Giao tiếp với khách hàng

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa cho tất cả các thành công trong kinh doanh.Những trải nghiệm mà bạn tạo ra, trước hết và quan trọng nhất chính là việc phát triển các mối quan hệ thân mật với khách hàng của bạn. Đó là lý do vì sao bạn cần ý thức rằng cách bạn tương tác với khách hàng là rất quan trọng. Lắng nghe và thấu hiểu những gì khách hàng cần, muốn và đảm bảo rằng họ sẽ được đáp ứng những điều đó thông qua mọi tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.

 

Sẽ không có gì khó chịu bằng việc phải lặp đi lặp lại những điều không hài lòng vì không nhận được đủ sự chú ý. Vì vậy hãy chủ động và tiếp cận với những phản hồi để cải thiện một cách tốt nhất. Bất kể kinh nghiệm nào, tương tác với khách hàng thường xuyên và chân thành có thể giúp thúc đẩy lòng trung thành và tạo ấn tượng lâu dài với người tiêu dùng.

Hiểu đối tượng khán giả của bạn

Nếu đang tìm cách thiết kế một trải nghiệm có ảnh hưởng đến người tiêu dùng, bạn phải hiểu rõ về đối tượng của mình. Nắm bắt tốt đối tượng mục tiêu cho phép bạn điều chỉnh những trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu của họ và tạo ấn tượng lâu dài. Hãy xây dựng thương hiệu dựa trên những gì quan trọng nhất với khán giả của bạn – hiểu giá trị và sở thích của họ, tìm hiểu cách mà thương hiệu của bạn có thể tự liên kết với các giá trị này.

Định vị thương hiệu phù hợp với một số nhân khẩu học nhất định không chỉ giúp tăng sức hấp dẫn của bạn đối với khách hàng hiện tại mà còn giúp mang lại những khách hàng mới, những người có chung giá trị và lợi ích.

Khơi gợi cảm xúc khách hàng

Cảm xúc có tác động đáng kể đến quá trình quyết định mua hàng. Theo một nghiên cứu của Harvard, khách hàng có khả năng mua lại nhiều hơn gấp ba lần tại một công ty mà họ được đầu tư cảm xúc. Một trong những kết nối cảm xúc mạnh mẽ nhất mà một thương hiệu có thể xây dựng với người tiêu dùng là thông qua mối quan hệ thương hiệu. Điều này có thể là chìa khóa để phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ tương tự.

Hãy học cách chạm vào cảm xúc của khách hàng vì khi người tiêu dùng cảm thấy một công ty chia sẻ giá trị cá nhân của họ, người tiêu dùng có xu hướng cam kết hơn với thương hiệu. Lựa chọn cách để khơi gợi cảm xúc phụ thuộc phần lớn vào nhân khẩu học của bạn – nghiên cứu điều này để hiểu thêm đối tượng khách hàng của bạn.

Cá nhân hóa từng trải nghiệm

Mỗi tương tác dù nhỏ đến đâu đều là cơ hội để bạn cung cấp trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Hãy tận dụng những cơ hội này để tạo ra trải nghiệm đáng nhớ và phù hợp: cá nhân hóa là cách đơn giản nhưng hiệu quả để kết nối và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khách hàng của bạn và là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra trải nghiệm thương hiệu lâu dài, đáng nhớ.

Kết nối thương hiệu của bạn với những trải nghiệm tích cực phù hợp với từng nhu cầu riêng của người tiêu dùng sẽ khiến họ cảm thấy quan trọng và được đánh giá cao, từ đó cải thiện lòng trung thành và giữ chân khách hàng.

Trao quyền cho team của bạn

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra trải nghiệm tiêu dùng tích cực là thúc đẩy giao tiếp mở trong các thành viên trong team. Phải đảm bảo rằng mọi thành viên đều thống nhất về các giá trị của công ty và loại trải nghiệm sẽ cung cấp đến khách hàng. Hãy ưu tiên những phản hồi đến từ nhóm dịch vụ khách hàng.

 

Là điểm đầu tiên và cuối cùng của chuỗi tương tác với người tiêu dùng, team của bạn có thể cung cấp một viễn cảnh độc đáo về nhu cầu của người tiêu dùng và giúp cải thiện cách mà thương hiệu tương tác với khách hàng. Tương tác với nhân viên và cung cấp cho họ một mục đích chung cũng là trao quyền cho họ trở thành những người hỗ trợ cho doanh nghiệp của bạn.

Thể hiện sự trân trọng

Để chốt lại, mọi người đều thích cảm giác được đánh giá cao. Chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Dù là dưới dạng một sự kiện độc quyền, giảm giá cho khách hàng VIP, hoặc đơn giản là một lời cảm ơn viết tay, cho khách hàng thấy rằng bạn coi trọng việc kinh doanh của họ có thể khiến bạn khác biệt với những người khác trong cùng một doanh nghiệp và tạo sự gắn kết lâu dài giữa bạn và khách hàng.

Cũng đừng bỏ bê nhân viên hoặc team của bạn. Hãy làm cho họ cảm thấy rằng họ được đánh giá cao và có giá trị mỗi ngày. Bằng cách công nhận những nỗ lực của nhân viên, bạn có thể thúc đẩy các đại sứ thương hiệu trung thành thực sự cảm thấy có động lực để phục vụ khách hàng của bạn một cách chuyên nghiệp.

Nguồn: advertisingvietnam