BƯỚC 1: VIẾT…? KHÔNG, LÀ CHUẨN BỊ THÔNG TIN
Một bài viết quảng cáo tốt khởi điểm với thông tin chất lượng. Và cách tốt nhất để thu thập thông tin là thông qua Hỏi – Đáp. Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản sẽ giúp bạn chuẩn bị cho bất kỳ dự án viết quảng cáo nào.
Đừng cố gắng để trau chuốt (wordsmith) ở phần này. Hãy thu thập càng nhiều thông tin càng tốt.
1. Miêu tả(Description). Sản phẩm/dịch vụ bạn muốn bán là gì?
2. Mục đích (Purpose). Công dụng của sản phẩm/dịch vụ này là gì? “Ý tưởng lớn” (“Big idea”) đằng sau nó là gì?
3. Đặc trưng (Features). Bạn biết gì về nó? Thông tin, số liệu, thông số kỹ thuật?
4. Lợi ích (Benefits). Nó giúp ích cho mọi người như thế nào? Liệu nó có giải quyết được một vấn đề, tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian, làm cho một vấn đề dễ dàng hơn?
5. Đề xuất bán hàng độc đáo (Unique selling proposition). Điểm gì ở sản phẩm/dịch vụ thật sự khác biệt, độc đáo, thú vị?
6. Đối thủ cạnh tranh (Competition). Bạn có thể mô tả một sản phẩm/dịch vụ tương tự?
7. Định vị (Positioning). Làm thế nào để sản phẩm này phù hợp với thị trường so với đối thủ cạnh tranh?
8. Công ty (Company). Công ty có một lịch sử đặc biệt, độc quyền hay sở hữu một giải thưởng?
9. Giá bán (Price). Nó có giá bao nhiêu?
10. Hàng mẫu (Sample). Bạn có nhìn thấy nó hoặc thử nghiệm nó?
11. Tiềm năng (Prospect). Nam hay nữ? Mức thu nhập? Hoàn cảnh gia đình? Lối sống và mô tả chung? Trong kinh doanh, chức danh/trách nhiệm của anh ấy/cô ấy là gì? Mối quan tâm lớn nhất, nỗi sợ hãi, thái độ của họ là gì? Làm thế nào anh ấy/cô ấy sẽ sử dụng sản phẩm của bạn? Đối với người tiêu dùng, nó thu hút sự quan tâm/mong muốn/hành động nào?
12. Mục tiêu (Objective). Bài viết để tham vấn hay tìm kiếm khách hàng? Bán hàng trực tiếp? Xây dựng truyền thông? Xây dựng dữ liệu?
13. Đề nghị (Offer). Dùng thử? Giá giới thiệu? Thời gian giới hạn? Thông tin miễn phí?
14. Kêu gọi hành động (Call to action). Làm thế nào để có đơn hàng?
15. Ngân sách (Budget). Kinh phí thực hiện dự án quảng cáo này?
16. Lịch trình (Schedule). Deadline là khi nào?
17. Phương thức thanh toán (Method of payment). Thẻ tín dụng? PayPal? Thanh toán trả góp?
18. Phương thức đặt hàng (Method of ordering). Người mua nên đặt hàng như thế nào? Điện thoại? E-mail? Hình thức web?
BƯỚC 2: SẮP XẾP THÔNG TIN
Sau khi bạn đã trả lời những câu hỏi này, tiếp theo bạn cần sắp xếp thông tin của mình. Đây đơn giản là viết lại các mục quan trọng, cần thiết cho bài quảng cáo.
Dưới đây là các mục thiết yếu bạn sẽ cần để viết bài quảng cáo của mình:
- Sự miêu tả.
- Mục đích.
- Giá bán.
- Đặc trưng.
- Lợi ích.
- Tiềm năng.
- Mục tiêu.
- Hạn chót.
- Phương thức thanh toán.
- Phương thức đặt hàng.
BƯỚC 3: VIẾT QUẢNG CÁO
Bạn đã thu thập và sắp xếp thông tin của mình, đã đến lúc bắt đầu viết bài quảng cáo.
VIẾT CÂU TIÊU ĐỀ
1. Xem lại các mục: Ưu đãi, Hạn chót, Giá cả, Tiềm năng, Phương thức đặt hàng, Mô tả và Bảo hành.
2. Chọn thông tin mà bạn muốn nhấn mạnh.
3. Chọn một loại tiêu đề cơ bản truyền tải tốt nhất thông tin của bạn.
4. Viết một số tiêu đề và chọn tiêu đề tốt nhất.
7 dạng tiêu đề tốt nhất
1. Trực tiếp (Direct). Một tiêu đề trực tiếp và nêu bật ý tưởng chính của bạn. (“5 bước viết quảng cáo hiệu quả”).
2. Tin tức (News). Mọi người hấp dẫn bởi tin tức. Những từ như “mới”, “giới thiệu”, “thông báo”, “bây giờ”, “cuối cùng” tạo sự chú ý và thôi thúc cho người đọc. (“AIM giới thiệu lớp học live online ngay mùa COVID-19”).
3. Làm thế nào để… (How-to). Tiêu đề này hứa hẹn một giải pháp cho một vấn đề hoặc thông tin quan tâm. (“Làm thế nào để viết quảng cáo xuất sắc sau 5 bước”).
4. Câu hỏi (Question). Khi liên quan đến một lợi ích hoặc người đọc quan tâm, tiêu đề câu hỏi là một công cụ thu hút sự chú ý mạnh mẽ. (“Làm thế nào để học marketing khi bị cách ly tại nhà?”).
5. Mệnh lệnh (Command). Một mệnh lệnh có thể đẩy tiêu đề của bạn lên mức ảnh hưởng cao nhất và bắt đầu thực hiện bán hàng ngay lập tức. (“Liên hệ ngay hôm nay để tham gia vào khoá học live online từ AIM Academy”).
6. Thông tin (Information). Mọi người đưa ra quyết định mua hàng với thông tin bạn cung cấp. Bằng cách “giáo dục” mọi người, bạn có được sự chú ý và tin tưởng của họ. (“Viết quảng cáo đỉnh hơn với 5 bước tối giản”).
7. Chứng thực (Testimonial). Không có gì thuyết phục hơn lời chứng thực của khách đã mua hàng. (“Học online ở AIM đã giúp tôi tăng lương trong công việc, bạn cũng thế!”).
Một mẹo khác dành cho bạn khi viết tiêu đề là “Hippocampal Headlines” – một ứng dụng của khoa học thần kinh trong tiếp thị, quảng cáo.
VIẾT TIÊU ĐỀ PHỤ
1. Xem lại các mục: Mô tả, Tính năng, Ưu đãi, Hạn chót, Bảo hành, …
2. Chọn thông tin “thu hút” nhất dựa trên tiêu đề.
3. Viết tiêu đề phụ theo thứ tự quan trọng. Sử dụng giọng văn tích cực và mang giá trị của sản phẩm vào từng câu chữ.
VIẾT NỘI DUNG
Mở rộng trên mỗi mục, liệt kê các tính năng, giải thích từng lợi ích.
Đây là phần khó vì phần nội dung thường sẽ giới hạn số lượng từ. Tuy nhiên, nội dung tương đối dễ viết một khi bạn có tiêu đề và tiêu đề phụ.
Hầu hết các copywriter giỏi đều dành từ 50% – 80% thời gian của họ cho các tiêu đề. Nếu độc giả của bạn dành thời gian để đọc phần nội dung, thì họ đã quan tâm đến những gì bạn đang bán. Tất cả bạn cần làm là cung cấp chi tiết rõ ràng và hỗ trợ các tiêu đề và tiêu đề phụ của bạn.
VIẾT CÂU KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG (CALL TO ACTION)
1. Xem lại các mục: Phương thức đặt hàng, Ưu đãi, Giá cả, Bảo hành, …
2. Viết câu kêu gọi hành động của bao gồm tất cả (hoặc hầu hết) các thông tin trên. Sử dụng giọng nói tích cực, thẳng thắn và rõ ràng.
3. Nhìn vào các quảng cáo tương tự để xem các copywriter khác đã cấu trúc câu kêu gọi hành động như thế nào.
BƯỚC 4: CHỈNH SỬA
Đối với một số người, chỉnh sửa là phần khó nhất của copywriter. Mỗi từ ngữ phải kèm vào thông điệp. Nếu bất cứ điều gì không rõ ràng hoặc dài dòng, hãy lược bỏ nó.
Khi bạn xem lại bài viết của mình, hãy tự hỏi một vài câu hỏi:
- Tiêu đề của tôi có được chú ý, chọn đối tượng, gửi thông điệp hoàn chỉnh và thu hút người đọc vào nội dung không?
- Có phải tiêu đề của tôi khai thác những khao khát của con người như sợ hãi, độc quyền, tội lỗi, tham lam hoặc ghen tị?
- Tiêu đề của tôi rõ ràng và đúng vấn đề? Nó có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ không?
- Các tiêu đề phụ của tôi có mở rộng một cách hợp lý trên tiêu đề theo thứ tự quan trọng không?
- Phần nội dung của tôi thể hiện đúng vấn đề hay chỉ một nắm chữ sáo rỗng?
- Tôi có kêu gọi đặt hàng không? Tôi đã nói rõ những gì tôi muốn người đọc làm chưa?
BƯỚC 5: XEM LẠI
Đặt bài viết của bạn sang một bên trong vài ngày và đọc nó sau khi bạn thoải mái. Hãy thử những kỹ thuật này để xem lại quảng cáo của bạn.
1. Sử dụng “5 second test”. Đưa bài viết quảng cáo của bạn cho một vài người đọc, nếu họ không hiểu về nó trong khoảng 5 giây thì bài viết này không hiệu quả.
2. Liệt kê các hướng tiêu cực. Có điều không hợp lý với tiêu đề? Với câu kêu gọi hành động? Giọng viết?…
3. Xem xét một cách khác để viết quảng cáo. Ngay cả khi bạn có một công thức thành công, luôn có những cách tiếp cận khác sẽ hiệu quả. Nếu bạn giữ một tâm trí cởi mở, bạn có thể tìm thấy một cách tốt hơn. Hoặc bạn có thể khám phá những cải tiến bạn có thể kết hợp.
Nguồn: brandsvietnam