Thấu hiểu khách hàng luôn là yếu tố hàng đầu làm nên một chiến lược Marketing xuất sắc. Để hiểu được khách hàng phải đo được phản ứng của khách hàng với doanh nghiệp, đo được càng chính xác phản ứng đưa ra càng nhanh và càng hiệu quả, tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh
Với Marketing truyền thống, những phương pháp đo lường chủ yếu mang tính ước lượng và mất khá nhiều nguồn lực cũng như thời gian để có thể nhìn được một vài hành vi tương đối hoàn chỉnh của khách hàng. Do đó vai trò của các cá nhân sở hữu cái tôi mạnh mẽ và trực giác tinh tế bẩm sinh - chỉ cần một lượng thông tin tương đối nhỏ, đã có thể dự đoán được khá chính xác nhu cầu của khách hàng - là yếu tố tối quan trọng để quyết định thành công của chiến dịch tiếp thị
Với Digital marketing, hành vi của khách hàng được cụ thể hoá thành vô số các thang đo lường theo real-time (thời gian thực). Điều này rút ngắn thời gian và nguồn lực để các doanh nghiệp "thử-sai" liên tục, từ đó học hỏi được một lượng lớn kiến thức để cải thiện hoạt động marketing. Ở một góc độ nào đó, một doanh nghiệp với cách triển khai Marketing kĩ lưỡng và chăm chỉ sẽ có cơ hội chiến thắng một doanh nghiệp lớn hơn nhiều lần với đội ngũ nhân sự đầy tài năng
Cách thực hiện không phải quá đơn giản nhưng với sự nghiêm túc và cần mẫn trong quá trình triển khai, thì chỉ cần thay đổi 3 yếu tố sau đây là hoạt động Digital marketing của doanh nghiệp đã có thể hoàn toàn lột xác
|
Work hard with details |
1. Xác định vai trò và mục tiêu của Digital Marketing
2 doanh nghiệp hoàn toàn giống nhau về sản phẩm, thị trường và chiến lược kinh doanh không có nghĩa 2 đội Digital Marketing sẽ phụ trách những phần công việc giống nhau
Xác định rõ yếu tố này sẽ giúp đội ngũ Digital hiểu rõ mục tiêu công việc, tập trung đào sâu vào những phần kết quả được doanh nghiệp xem là quan trọng, thay vì triển khai rất nhiều nhưng hiệu qủa không cao (hoặc không được đánh giá là quan trọng)
Ví dụ:
một bên làm SEO, Adswords, FB ads, Instagram, Programmatic ads, Wifi marketing ..... một bên chỉ triển khai Blog content và chịu khó làm landing page mà lại hiệu quả hơn thì cũng là bình thường)
2.KPIs phải phản ánh đúng vai trò của Digital Marketing
Xác định đáp án cho 2 câu hỏi quan trọng
- Các chỉ số nào phản ánh đúng hiệu quả và vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
- Làm sao để biết các chỉ số đó đang tốt hay chưa tốt và còn có thể cải thiện?
Ví dụ:
View (lượt xem), Like (lượt thích), Click (lượt nhấp).... không phải các tiêu chí đúng để đánh giá hiệu qủa quảng cáo nếu doanh nghiệp đang muốn bán hàng. Các chỉ số này giúp đánh giá lượng người Biết và tương tác với các nội dung quảng cáo, không có nghãi họ sẽ thực sự mua sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ. Bộ KPIs đúng hơn sẽ là Lượng người đăng kí mua hàng (lead), giá trên mỗi người mua hàng mới, % chi phí marketing trên doanh thu (trong trường hợp đội Digital marketing tác động được công tác bán hàng và tạo dựng sản phẩm).....
*Nếu đặt Lead là tiêu chí đánh giá và KPIs tiêu chuẩn là 300k/lead, thì cao hơn mức này là chưa tốt (mức tiêu chuẩn có thể dựa trên giá thị trường, giá của sản phẩm cùng ngành và phân khúc khách hàng, giá từng đạt được trong quá khứ trong cùng thời điểm)
|
Matching the right talent to the right roles and right KPIs |
3. Giám sát chặt yếu tố con người và Logic tính toán
Thế giới Digital marketing thay đổi từng ngày, các chỉ số và tiêu chí đo lường sẽ được thay đổi liên tục để ngày càng tốt lên (hoặc tệ đi). Vì thế khi một chỉ số đo lường đã được lựa chọn bị chỉnh sửa từ nền tảng tiếp thị như Facebook, Google, Zalo... cần ngồi lại để đánh giá chính xác các thay đổi này đến phương pháp đánh giá và đo lường hiện có (dễ dẫn đến tình trạng sai số)
|
Logic tính toán không sai, nhưng người điền báo cáo thì sai |
Ví dụ:
Cuối tháng 4.2019, Facebook sẽ thay đổi thang đo lường mặc định của dạng Message ads, từ "lượng thảo luận tạo" ra thành "số cuộc thảo luận mới". Về hiệu quả thì vẫn không thay đổi, nhưng các đội Marketing đang dùng "lượng thảo luận tạo ra" làm tiêu chí đo lường hiệu qủa của dạng Message ads sẽ phải thay đổi hoàn toàn cách đo lường hiện tại
Báo cáo của bộ phận Marketing thường là tổng hợp từ nhiều nguồn để tạo thành một báo cáo hợp nhất, từ đó đưa lên ban lãnh đạo để đưa ra định hướng quyết định hoạt động kinh doanh hoặc chiến dịch Digital Marketing sắp đến.
Và công đoạn tổng hợp này thường xảy ra lỗi khi thao tác thủ công, giám sát chặt phần này (hậu kiểm, giám sát chéo) sẽ đảm bảo dữ liệu thu được từ các hoạt động Digital marketing sẽ được đưa đến đúng tay người cần và người có thẩm quyền ra quyết định
Nguồn: brandsvietnam