Trước bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp cùng yêu cầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ủy ban Nhân quyền Úc (AHRC), ngày 15/4 vừa qua, với vai trò là đơn vị tổ chức chính của sự kiện, Hemera Media cùng đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm đã tổ chức thành công Hội thảo với loại hình tổ chức sự kiện hoàn toàn mới: Hybrid event, tại Hà Nội.
Nội dung chương trình đã được cô đọng nhất có thể cùng giải pháp Hybrid event được Hemera Media cung cấp đã đáp ứng được việc giãn cách phòng chống dịch Covid-19 hiện tại đồng thời giải quyết được các vấn đề liên quan đến tài chính và hiệu suất trong sự kiện.
Tại sự kiện, Hemera Media đã sử dụng các công nghệ cao cho phép người tham dự và diễn giả kết nối từ xa như tham dự trực kiện trực tiếp với các công cụ audio hay video có thể hỗ trợ (Ustream, Skype, Zoom, Youtube), mạng xã hội (live stream qua Facebook, Instagram).
|
Đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm của Hemera Media tại sự kiện. |
Kết quả, sự kiện Hội thảo giới thiệu tài liệu: “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong ngành may mặc và da dày Việt Nam” đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đơn vị, các diễn giả trong và ngoài nước.
Tại Hội thảo, theo số liệu thống kê được các diễn giả đưa ra cho thấy, phụ nữ chiếm khoảng 80% trong ngành may mặ và da giày, phần lớn trong số họ di cư từ nơi khác đến và chưa tham gia bất kỳ hình thức đào tạo nghề nào. Theo đó, một doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm có nghĩa là phòng tránh và giải quyết các tác động “bất lợi” từ các hoạt động và vận hành của doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các quốc gia nơi mà doanh nghiệp hoạt động.
Kỳ vọng này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, lĩnh vực, cơ cấu, địa điểm, quyền sở hữu hoặc tình trạng pháp lý. Trọng tâm của ứng xử và thực hành kinh doanh có trách nhiệm là tôn trọng quyền con người.
Hầu hết các quyền con người đều có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động của doanh nghiệp có thể tác động cả tích cực, tiêu cực đến nhiều người, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, người lao động cũng như cộng đồng.
Thực tế ngày càng có nhiều bằng chứng về các giá trị kinh tế, văn hóa… của doanh nghiệp có được là nhờ việc đưa quyền con người vào thực hành trong chiến lược kinh doanh của mình. Nếu vấn đề này không được doanh nghiệp chú trọng, có thể sẽ phát sinh những chi phí đáng kể phải bỏ ra để khắc phục các rủi ro vi phạm về quyền con người.
Tôn trọng quyền con người, không chỉ quản lý tốt các rủi ro về quyền con người, mà còn có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, bao gồm khả năng tiếp cận thị trường vốn, nhà cung cấp và người tiêu dùng, bởi xu hướng phát triển bền vững là hướng tới hiện đại, văn minh, vì con người.
Song song đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam nhận ra rằng tôn trọng quyền con người không chỉ là điều đúng đắn mà con mang lại lợi ích tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Tôn trọng quyền con người không chỉ nhằm để quản lý rủi ro mà còn có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới bao gồm khả năng tiếp cận thị trường, vốn, nhà cung cấp và người tiêu dùng.
May mặc và da giầy là 2 ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động. Đại dịch Covid-19 tác động ảnh hưởng đã khiến nhiều lao động trong ngành may mặc và da giầy bị mất việc làm, cuộc sống khó khăn. Hoạt động của 2 ngành này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về quyền con người. Bởi theo thống kê, có tới 80% lao động trong 2 ngành may mặc và da giầy là phụ nữ, phần lớn trong số họ đều di cư từ nơi khác đến và chưa được tham gia các hình thức đào tạo nghề. Đây là nhóm những đối tượng dễ bị tổn thương về quyền con người do sự phân biệt đối xử, bóc lột, lạm dụng, sử dụng lao động trẻ em…
Ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy cả nền kinh tế của nước ta đang trên đà phục hồi trong đó có ngành da giày và dệt may. Đồng thời, người làm kinh doanh cần phải có trách nhiệm và đạo đức trong kinh doanh.
Doanh nghiêp không chỉ có trách nhiệm với cổ đông, tối ưu hóa tài chính mà đồng thời phải tạo ra được giá trị cho xã hội và môi trường. Càng ngày trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ càng tăng lên. Theo ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh: “Kinh doanh có trách nhiệm không phải là một lựa chọn mà là điều cần phải làm”.
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hải - đại diện cho nhóm tác giả cho rằng, bộ tài liệu được nghiên cứu nhằm giới thiệu khuôn khổ quốc tế về kinh doanh có trách nhiệm và quyền con người áp dụng trong ngành may mặc và da giày; nhận diện số thách thức về quyền con người trong lĩnh vực may mặc và da giày tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc cung cấp một số hướng dẫn về thực hành kinh doanh có trách nhiệm áp dụng cho ngành may mặc và da giày ở Việt Nam. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần có trách nhiệm về quyền con người, hoạt động của doanh nghiệp có thể tác động đến người lao động, khách hàng, nhà cung cấp nơi doanh nghiệp hoạt động. Điển hình, việc tôn trọng quyền con người không chỉ là quản lý rủi ro mà còn có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh mới bao gồm khả năng tiếp cận thị trường, vốn, nhà cung cấp, thị trường…
Trong khuôn khổ hợp tác giữa VCCI và Ủy ban Nhân quyền Australia về “Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm”, tại hội thảo nêu trên, hai bên đã giới thiệu Bộ Tài liệu Hướng dẫn kinh doanh có trách nhiệm trong ngành may mặc và da giầy Việt Nam. Trong đó, có những hướng dẫn tập trung vào quản trị rủi ro đối với con người; đưa quyền con người vào chiến lược kinh doanh, văn hóa và vận hành doanh nghiệp; kết nối và lắng nghe chủ thể quyền và các bên liên quan khác; xây dựng quan hệ để phối hợp hành động.
Hemera Media