Tin tức

Điểm khác biệt giúp Luckin Coffee thành công ở Trung Quốc sau 1 năm, còn Starbucks mất đến 12 năm

Điểm khác biệt giúp Luckin Coffee thành công ở Trung Quốc sau 1 năm, còn Starbucks mất đến 12 năm

Luckin Coffee là thương hiệu chuỗi cà phê mới nổi ở Trung Quốc. Chỉ sau năm đầu phát triển, cửa hàng gần như có mặt ở mọi nơi. Gần 2,000 cửa hàng tại 30 thành phố lớn. Đối thủ lớn nhất của họ, Starbucks, có 3,300 cửa hàng tại Trung Quốc trên 140 thành phố. Tuy nhiên, vấn đề là Starbucks đã ở Trung Quốc gần 20 năm, họ phải mất 12 năm để làm được những thứ Luckin làm vỏn vẹn đúng 1 năm.

Điểm khác biệt thứ nhất: ứng dụng.

Ở Trung Quốc, app di động cực kỳ phổ biến. Trong khi việc đặt hàng qua Starbucks chưa phổ biến. Thì ở cửa hàng Luckin hoàn toàn không dùng tiền mặt, cảm giác như bạn trong quán cà phê với trải nghiệm của Apple Store vậy. Dù cho bạn đang trong hay ngoài quán Luckin, trải nghiệm đặt cà phê hoàn toàn giống nhau. Chỉ cần vài cái chạm trên app Luckin là đã xong, sau đó bạn cứ làm việc hoặc nói chuyện với bạn. Đặt hàng và thanh toán đều trên app. Vì vậy, khi bạn đặt cà phê khi đang ngồi trong quán, chẳng cần phải nói chuyện với ai. Khi cà phê làm xong, app sẽ thông báo cho bạn biết.

Điểm khác biệt thứ hai: giao hàng tận nơi.

Ở Trung Quốc trong ngành thực phẩm – đồ uống, giao hàng tận nơi là thế mạnh lớn của thương hiệu. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, Luckin đã xác định luôn giao hàng tận nơi cho khách như là thế mạnh cạnh tranh. Trên thực tế, hơn một nửa quán của Luckin là quán chỉ giao hàng (tương tự mô hình Grab Airkitchen ở Việt Nam).

Ngược lại, Starbucks chậm chạp trong việc triển khai giao hàng. Mãi đến tháng 8/2018 họ mới bắt đầu. Trước đó, nếu mua Starbucks giao tận nơi, bạn phải sử dụng dịch vụ giao hàng bên thứ 3. Lúc bấy giờ, tất cả quán của Starbucks đều chỉ là quán phục vụ tại chỗ. Thậm chí trong 2 năm đầu, ứng dụng ele.me phát triển mạnh mẽ nhờ vào giao hàng cho Starbucks.

Khảo sát khách hàng tại Hàng Châu cho thấy, họ thậm chí không biết Starbucks có dịch vụ giao hàng riêng. Còn khi chọn giao tận nơi qua ele.me, họ không thích việc trả phí giao hàng cho lắm.

Điểm khác biệt thứ 3: giá.

Phải nói điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của Luckin là giá cả. Nhiều người ngạc nhiên giá của Starbucks ở Trung Quốc cao hơn cả ở Úc hoặc Mỹ. Ví dụ, một ly cà phê cao cấp ở Mỹ có giá $2.15 trong khi ở Trung Quốc nó có giá tận $6.

Ở Mỹ, mức lương trung bình có thể mua 1,000 ly lattes, nhưng ở Bắc Kinh thu nhập đó chỉ mua được 200 ly. Điều này từng gây chú ý trên mạng xã hội vào năm 2013. Trong đó, giá của Luckin thấp hơn 30% so với Starbucks tại Trung Quốc. Costa Coffee (một thương hiệu cà phê cũng phổ biến ở Trung Quốc) cũng rẻ hơn Starbucks, nhưng không nhiều.

Điểm khác biệt thứ 4: định vị thương hiệu.

Ở Trung Quốc, nếu bạn muốn nhìn nhận là giàu có, bạn xài iPhone. Nếu bạn muốn trở nên bình dân, bạn xài điện thoại của Xiaomi. Và cũng tương tự như cách bạn uống cà phê. Starbucks giống như iPhone, còn Luckin lại dành cho đối tượng bình dân.

Nếu bạn có mắt nhìn trong cách dùng font chữ, bạn sẽ thấy chữ của Luckin dùng font giống chữ trong logo của mạng xã hội phổ biến mà bị cấm tại đây là Facebook. Họ cũng dùng tôn màu xanh da trời.

Trong logo, Luckin chủ đích không dùng đến các ký tự tiếng Trung. Vì trong mắt phương tây, đặc biệt là thực phẩm đồ uống, các ký tự tiếng Trung mang lại cảm giác không an toàn, chất lượng.

Ghi chú: Font chữ được cả Facebook (lúc trước) và Luckin Coffee sử dụng là Klavika Bold Bold.

Kết.

Thành công hiện tại của Luckin Coffee là kết quả của quá trình kết nối những xu hướng về công nghệ mới nổi tại Trung Quốc. Áp dụng vào mô hình quán cà phê và thế mạnh cạnh tranh là mức giá thấp. Tuy nhiên, Starbucks Trung Quốc đang nỗ lực để bắt kịp trong hiện trạng thị trường ở đây đang phát triển rất nhanh. Họ học hỏi những điểm mạnh của Luckin, là giao hàng tận nơi, mô hình airkitchen, và thay đổi ứng dụng di động (áp dụng gamification).

Starbucks hiện vẫn dẫn đầu tại Trung Quốc, nhưng họ sẽ phải thay đổi rất nhiều để giữ vững vị trí. Trong thực trạng phải đối mặt với nhiều đối thủ đáng gờm. Costa Coffee cũng sẽ là mối nguy mới cho Starbucks. Từ khi được mua lại bởi Coca-Cola trong năm 2019. Nhưng có lẽ trong 3 đối thủ này, Luckin Coffee là thương hiệu phát triển nhanh nhất. Dự đoán trong 3 năm tiếp theo, Luckin sẽ hỗ trợ thêm tiếng Anh trong app, mở rộng ra nhiều nước khác và lọt vào top 10 thương hiệu chuỗi cà phê lớn nhất thế giới.

Lucking sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng như vậy. Một hệ thống mới của Luckin không thể giải quyết mọi thứ. Và không có tăng trưởng tự nhiên, họ không có nhân viên đủ kinh nghiệm để đào tạo nhân viên khác. Mọi lỗi phát sinh của Luckin sẽ có mặt trên mạng xã hội, điều đó sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu non trẻ của họ.

Luckin có giá rẻ hơn, có thế mạnh về công nghệ, họ đang làm mọi thứ thông minh ngay tại sân nhà Trung Quốc. Ngay cả khi họ chưa dẫn đầu thị trường quán cà phê, thì câu chuyện của cả 2 thương hiệu đều có giá trị nghiên cứu. Starbucks là trường hợp thành công điển hình về cách thâm nhập thị trường tỷ dân. Còn Luckin Coffee lại là trường hợp thành công phân chia lại thị phần thị trường một cách nhanh chóng.

Cà phê ở Trung Quốc chưa bao giờ là rẻ, và nó cũng không phổ biến. Nghiên cứu thị trường cho thấy con số trung bình là 3 cốc cà phê mỗi người một năm. Hãy chờ xem thử con số này thay đổi như thế nào trong vài năm tới nhé!

Nguồn: brandsvietnam