Tin tức

Thay đổi để tồn tại - Bài toán chuyển đổi mô hình kinh doanh online của các doanh nghiệp

Thay đổi để tồn tại - Bài toán chuyển đổi mô hình kinh doanh online của các doanh nghiệp

1. Tại sao phải chuyển đổi mô hình kinh doanh
Công nghệ số đang tạo ra một luồng chuyển đổi mô hình kinh doanh lên tất cả ngành nghề, lĩnh vực, không chừa bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị nào. Lại thêm một “cú vả” mạnh mang tên Covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp nếu không muốn bị bỏ lại phía sau thì phải thay đổi.

Thói quen, tâm lý và hành vi mua sắm của người dùng thay đổi lớn. Các nền tảng online đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Theo Nielsen, 47% người Việt đã thay đổi thói quen ăn uống, 60% số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí/vui chơi. Những cửa hàng truyền thống cũng bị tác động mạnh, với hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống.

Nhiều người coi đây là bất lợi, nhưng nhiều người lại thấy đây là thời điểm để bứt phá và vùng lên. Nếu nhanh chóng nhìn ra những điểm sáng trong các chiến lược chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online, thì đây là một cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp đột phá và dẫn đầu.

Theo nhận định của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh số, việc đẩy mạnh kinh doanh online trên nhiều nền tảng bán hàng cũng giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro gây ra bởi vấn đề “độc quyền nền tảng”. Không bị phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một nền tảng nào sẽ giúp các doanh nghiệp tăng thế chủ động trong hoạt động kinh doanh.

2. Nike và Starbucks “sống sót” nhờ đổi mô hình kinh doanh online.
Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp lấy việc chuyển đổi mô hình kinh doanh online làm “kim chỉ nam” cho quá trình tồn tại và phát triển trong giai đoạn này. Nhiều công ty lớn đã thành công và “hồi sinh” nhờ vào công cuộc chuyển đổi số, điển hình phải kể đến là Starbucks và Nike - 2 thương hiệu nổi tiếng thế giới.

2.1 Starbuck chuyển đổi số thành công như thế nào?
Nhìn vào danh tiếng và thành công mà Starbucks đạt được hiện nay, không ai có thể biết rằng chuỗi cà phê nổi tiếng này đã từng phải đóng cửa gần 1.000 cửa hàng, sa thải 10.000 nhân viên trong giai đoạn khủng hoảng năm 2008.

Chìa khóa giúp Starbucks thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính là “bộ gen” Kỹ thuật số. Đây là một cuộc chuyển đổi số hóa làm nên lịch sử cho công ty bán cà phê nổi tiếng thế giới này. Thậm chí những người đứng đầu Starbucks còn đưa ra tuyên ngôn rằng công ty mình là một công ty công nghệ đi bán cà phê.

Chiến lược nổi tiếng của Starbucks phải kể đến đó là:

Tập trung phát triển một website thu thập ý tưởng để tạo tương tác sâu và rộng hơn nữa của thương hiệu với khách hàng.

Phát triển ứng dụng trên điện thoại di động.

Thanh toán qua ứng dụng để đem lại những trải nghiệm hài lòng cho khách hàng.

Kết hợp cùng với một số chiến lược khác, Starbucks đã vực dậy sau khủng hoảng và trở thành một trong những công ty nổi tiếng lớn nhất thế giới.

2.2 Thành công của Nike khi chuyển đổi mô hình kinh doanh online
Mặc dù là một tập đoàn chuyên về sản xuất các đồ dùng thể thao, nhưng Nike cũng phải dựa vào các hoạt động chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình kinh doanh online để vượt qua cơn khủng hoảng cách đây vài năm.

Mô hình kinh doanh lỗi thời cùng với sự giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng buộc Nike phải thay đổi cách tư duy. Nike tương tác thẳng với người tiêu dùng thông qua hệ thống thẻ hội viên và marketing online hay dữ liệu số của mình. Nhãn hàng này bắt đầu kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng hoặc hợp tác với những công ty thương mại điện tử để ra các chiến lược chuyển đổi số.

Ngoài ra, Nike cũng mở rộng cách tiếp cận thị trường bằng việc nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng.

Nhờ các chiến lược chuyển đổi thành công, Nike đã thúc đẩy tốc độ vòng đời sản phẩm, đưa các mặt hàng của hãng ra thị trường rộng hơn.

Ngay đến những thương hiệu lớn, nổi tiếng thế giới thì quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh online cũng đóng vai trò sống còn trên con đường phát triển. Vậy thì với các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong thời kỳ này, việc chuyển đổi số sẽ cấp bách hơn bao giờ hết.

3. Khó khăn khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online
Việc chuyển đổi số là cần thiết trong thời gian hiện tại và sau này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng thích nghi và thay đổi, khi số lượng doanh nghiệp chuyển đổi thành công chỉ chiếm khoảng 50%.

Những nguyên nhân chủ đạo cản trở các doanh nghiệp tiến đến mô hình chuyển đổi kinh doanh online có thể kể đến như dưới đây:

3.1 Trình độ sử dụng công nghệ thông tin
Trước tiên muốn chuyển đổi số và tiếp cận với chuyển đổi kinh doanh online thì việc sử dụng và thành thạo các nền tảng hoạt động của mô hình này rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần nắm vững các nền tảng quản lý, bán hàng, quảng cáo online.

Tuy nhiên, trình độ sử dụng công nghệ thông tin của các cấp quản lý và nhân viên các doanh nghiệp hiện nay chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh offline là chủ yếu. Điều này tạo ra rào cản rất lớn để tiến tới một mô hình hoàn toàn xa lạ và mới mẻ.

3.2 Việc chuẩn hóa trong quản trị
Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đòi hỏi phải chuẩn hóa trong quản trị để phù hợp với các phần mềm công nghệ hiện đại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ cho quá trình hoạt động và quản trị của các doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng sản phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Mỗi cá nhân, đơn vị kinh doanh sẽ nhận thấy phần mềm nào cần thiết và áp dụng phù hợp với bản thân mình.

Tuy nhiên, đôi khi nhiều người cho rằng các sản phẩm phần mềm không phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Nhưng cũng cần phải xem xét kỹ để thấy rằng có thể lý do là do việc quản trị và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp chưa đáp ứng được với chuẩn mực của ngành.

3.3 Sử dụng những sản phẩm phần mềm quá phức tạp
Lựa chọn và đưa vào sử dụng các phần mềm trong suốt quá trình quản lý, kinh doanh cũng khá quan trọng với các doanh nghiệp. Nếu những sản phẩm công nghệ đó quá phức tạp so với tình trạng, năng lực hiện tại của doanh nghiệp thì hệ quả là sẽ dẫn đến quá trình phản kháng mạnh mẽ và không tiếp nhận phần mềm của chính các thành viên, nhân viên trong doanh nghiệp.

Từ đó cản trở mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online. Để khắc phục những khó khăn này, các chuyên gia hàng đầu trong mảng chuyển đổi số đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp nên chuẩn hóa việc quản trị và quy trình kinh doanh của mình trước khi sử dụng hệ thống phần mềm quản lý.

Nên bắt đầu chuyển đổi số từ những mảng quan trọng nhất, cần thiết nhất, thường là marketing và bán hàng để tạo lợi thế cạnh tranh ban đầu (hoặc ít nhất là theo kịp các đối thủ cạnh tranh).

Coi việc chuyển đổi số là quá trình liên tục, lâu dài. Toàn bộ quá trình chuyển đổi số nên được nhìn nhận là quá trình tối ưu và nâng cấp doanh nghiệp.

4. Các bước cần thiết để chuyển đổi mô hình kinh doanh
Để sống còn trong công cuộc chuyển đổi số và từng bước quảng bá thương hiệu trên không gian mạng, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước sau.

Xây dựng các cửa hàng Online

Một website hoặc Landing page

Một fanpage trên Facebook

Một gian hàng trên một trang thương mại điện tử phù hợp (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,...)

Kéo khách hàng về cửa hàng Online

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Quảng cáo trên nền tảng khác

Theo dõi toàn bộ quá trình chuyển đổi từ một người dùng chưa xác định vào cửa hàng online

Xác định được các bước của quá trình

Đo lường được tỷ lệ chuyển đổi của từng bước đó

Tìm cách tối ưu để tỷ lệ chuyển đổi này để hiệu quả hơn

Đánh giá và tư duy

Tỷ lệ khách hàng mua lại (retention)

Khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân đến mua sản phẩm của chúng ta (reference)

5. Những công cụ cần thiết để chuyển đổi số
Để chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh mới không phải là việc dễ dàng. Muốn thực hiện một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn và hiệu quả, thì bạn phải nhờ vào một đơn vị uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Digital Marketing.

 

Nguồn: brandsvietnam