Dự án đã triển khai

Sự kiện Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022

Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) là một trong những sự kiện thúc đẩy đối thoại phát triển bền vững quan trọng nhất trong năm của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI). Được tổ chức thường niên từ năm 2014, VCSF đã tạo được tiếng vang mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp toàn quốc. Bước sang năm thứ 9, VCSF 2022 được tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi, Tăng tốc, Bứt phá: Doanh nghiệp vững bền – Quốc gia hưng thịnh”. 
Những nội dung trọng điểm được thảo luận tại phiên Toàn thể và các Hội thảo chuyên đề của Diễn đàn năm nay chính là những vấn đề then chốt cần được giải quyết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội bao trùm và bền vững trong thập niên 2021-2030. 
 Khảo sát của VCCI với trên 10 nghìn doanh nghiệp trong cả nước cho thấy 56% doanh nghiệp nhận thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu. Trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới.
 Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022 với chủ đề: “Chuyển đổi, Tăng tốc, Bứt phá: Doanh nghiệp Bền vững – Quốc gia Thịnh vượng”, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành xu thế tất yếu và chiến lược PTBV doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên các trụ cột kinh tế, quản trị, xã hội và môi trường (EESG). Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững.
 Những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi và vận hành theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường đang chứng tỏ là những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và chống chịu cao, bền vững đối với các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài cũng như khả năng linh hoạt, nắm bắt hiệu quả các cơ hội mà nền kinh tế mang lại. Thời gian qua, VCCI đã nỗ lực trong kiến tạo các giá trị của phát triển doanh nghiệp bền vững dựa trên một hệ giá trị cốt lõi của doanh nhân, doanh nghiệp. Đó chính là đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, các yêu cầu về đạo đức trong sản xuất kinh doanh, về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang được đề cao như các chuẩn mực mới.
 Các diễn giả tại Tọa đàm: Đổi mới tư duy, Kết nối hợp tác, Xây tương lai xanh.
Các nội dung trọng điểm được thảo luận tại VCSF 2022 bao gồm: Quản trị doanh nghiệp bền vững dựa trên thực hành khung đánh giá ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) và áp dụng Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI); thúc đẩy kinh doanh đa dạng, bao trùm; tái xác định giá trị doanh nghiệp từ khía cạnh môi trường, thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình sẽ mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận giải pháp và đề xuất các kiến nghị tới Chính phủ trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Những giải pháp và kiến nghị được thông qua tại Diễn đàn sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng cường khả năng chống chịu, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. 
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều phối viên Tọa đàm cùng các diễn giả đã bàn luận nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. 
 Theo đánh giá của Liên hợp quốc, nhân loại đang phải đối mặt với 03 thách thức lớn, đó là: Biến đổi khí hậu; Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và Suy giảm đa dạng sinh học. Trong 3 thách thức đó, theo Báo cáo đánh giá Rủi ro toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố đầu năm 2022, nguy cơ Biến đổi khí hậu là cấp bách và nghiêm trọng nhất. Mỗi năm, trên thế giới, ước tính có trên 20 triệu người mất đi chỗ ở và sinh kế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

 Bà Dorsati Madani Chuyên gia Kinh tế cấp cao Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị, để thúc đẩy phát triển thương mại xanh: Việt Nam cần xây dựng nền sản xuất và xuất khẩu bền vững hơn...
 Cũng theo bà Dorsati MadaniChính phủ có thể hành động trên nhiều mặt trận như: Xây dựng một ngành thương mại thích ứng hơn như để giảm mức độ phơi nhiễm: Lập quy hoạch phát triển công nghiệp với các đánh giá và chiến lược thích ứng với rủi ro về thay đổi môi trường và thiên tai trong dài hạn…
Ekip nhân sự hùng hậu của Hemera Media đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của sự kiện Diễn Đàn Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững Việt Nam 2022.  
Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm của Hemera Media, Diễn Đàn Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững Việt Nam 2022 đã thành công tốt đẹp.

Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam là một trong những sự kiện thúc đẩy đối thoại phát triển bền vững quan trọng nhất trong năm của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững. 
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ TN&MT cho rằng, với biến đổi khí hậu cần sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của toàn xã hội, trong đó doanh nghiệp và người dân là động lực thúc đẩy, nhà nước đóng vai trò kiến tạo. Để đạt mục tiêu nêu trên, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu về giảm phát thải khí nhà kính. 
Đặc biệt, các chính sách hướng tới tăng cường thu hút nguồn lực quốc tế, bao gồm các nguồn tài chính công và tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm... để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng phát thải thấp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Công ty Nestlé Việt Nam cho biết: "Tại Việt Nam, chúng tôi cam kết đến 2025 sẽ sử dụng 100% nguồn liệu tái tạo. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không thể thực hiện được mục tiêu đề ra nếu không có sẵn các nguồn năng lượng tái tạo và có sự kết nối với các nguồn lăng lượng đó. Mặt khác, về bao bì chúng tôi cũng cam kết đến 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì được tái chế nhưng hiện nay rất khó để thu gom nguồn nguyên liệu phục vụ tái chế, chủ yếu là thông qua thu gom từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, vì vậy cần có hạ tầng phục vụ tái chế tốt hơn. Việt Nam là nước có thế mạnh sản xuất cà phê và lúa gạo, nhưng giá trị gia tăng chưa cao, cơ sở gia tăng giá trị là đẩy mạnh sản xuất hữu cơ hướng tới các sản phẩm có giá trị tốt hơn". 
Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022 nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước. 
 
 Một số hình ảnh khác tại Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022.
 
 
 


Hemera Media